Giờ làm việc Thứ 2 - Thứ 6: 8:30 - 17:30
Nghỉ cuối tuần
Tư Vấn Hỗ trợ 24/7
0868.231.669
Địa chỉ VP HN: Số NV13, Khu đô thị Trung Văn, Nam Từ Liêm VP HCM: 588/13 Tỉnh Lộ 10, P.Bình Trịnh Đông, Bình Tân

Trong cuộc sống hằng ngày, ở mỗi gia đình hoặc ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau, có rất nhiều vật dụng cần thiết, một trong số đó là một vật dụng rất nhỏ, ít ai nhớ đến, là giấy nhám.

Khi nói về giấy nhám mọi người chỉ biết nó là giấy nhám với công dụng giản đơn là mài mòn bề mặt các vật liệu, mà chưa tìm hiểu sâu về loại giấy này là như thế nào, cũng như có bao nhiêu loại giấy nhám. Và bài viết sau đây một phần nào sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn một vật dụng rất gần gũi với cuộc sống này.

Giấy nhám

Vậy giấy nhám là gì ?

Giấy nhám hay còn gọi là giấy ráp là một loại giấy mài mòn vật liệu gắn liền với bề mặt của nó được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu từ bề mặt hoặc là để làm cho sản phẩm mượt mà hơn, hay để loại bỏ một lớp vật liệu (ví dụ như sơn cũ), hoặc đôi khi làm cho bề mặt của vật dụng láng hơn trước khi dán để dấy dán gắn chặt và khít vào vật cần dán (xoong, nồi,…).

Giấy nhám

Giấy nhám có cấu tạo như thế nào?

Giấy nhám được cấu tạo nên bởi 3 phần gồm: hạt nhám, keo dính, lớp lưng bằng giấy hoặc vải

Trong đó, hạt nhám hay còn gọi là hạt mài là thành phần chính tạo nên giấy nhám tạo nên khả năng mài mòn, đánh bóng sản phẩm cho giấy nhám. Hiện nay, giấy nhám có các loại hạt mài như đá lửa, Garnet, Emery, oxit nhôm, Silicon Carbide, Zirconia.

Loại vật liệu thứ hai là keo dính có tác dụng gắn kết hạt mài với lớp vải hay giấy. Cuối cùng là giấy và vải là phần dùng để chứa hạt nhám.

Cấu tạo giấy nhám

Giấy nhám gồm những loại nào?

Tùy vào cách phân loại theo chức năng hoặc theo độ cát mà giấy nhám sẽ có những loại như sau:

Phân loại giấy nhám theo hình dạng:

Giấy nhám vòng: Loại giấy nhám này được sản xuất dành riêng cho máy nhám thùng chuyên làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Máy nhám thùng có bề rộng 600 mm, 900 mm và 1300 mm.

Giấy Nhám Thùng

Giấy nhám tròn: Giấy nhám tròn có dạng hình tròn có thể làm giảm bớt nhiệt năng, từ đó kéo dài thời gian gia công và gia tăng chất lượng bề mặt sau khi chà nhám.

Giấy nhám tờ: Giấy nhấm tờ thường có kích thước 230 x 280 mm chuyên dùng chà nhám mặt phẳng thủ công hoặc dùng với máy rung cầm tay. Chúng thường được ứng dụng trong quá trình sơn PU.

Giấy nhám tờ

Nhám xếp cũng là một dạng của vải nhám, có dạng hình tròn và được cắt ra thành từng miếng rồi xếp lại.

>>Xem thêm các loại nhám khác tại đây

Phân loại giấy nhám theo đặc tính:

Giấy glasspaper, còn được gọi là giấy đá lửa, rất nhẹ, thường có màu vàng nhạt; loại giấy này dễ phân hủy và hiếm khi được sử dụng cho chế biến gỗ.

Giấy garnet, thường có màu nâu đỏ, mà thường được sử dụng trong chế biến gỗ.Với lớp cát không quá dày rất phù hợp chà nhám sản phẩm lần cuối trước khi sơn.

Giấy oxide nhôm (Aluminium Oxide) là một loại phổ biến dùng trong chế biến gỗ và thường được sử dụng trong điện máy đánh nhám. Oxide nhôm bền hơn so với giấy garnet, nhưng không đạt hiệu quả cao bằng giấy garnet.

Silicon Carbide giấy thường là một màu xám tối hoặc thậm chí màu đen. Đây là loại giấy được sử dụng chủ yếu để hoàn thiện kim loại hoặc dùng “ướt chà nhám”, sử dụng nước như một chất bôi trơn.Tuy nhiên loại giấy nhám này không phù hợp với ngành chế biến gỗ.

 

Giấy Nhám Gạch (Ceramic Sandpaper) được làm bằng một số các chất mài mòn bền nhất hiện nay và có thể loại bỏ một lượng đáng kể nguyên liệu 1 cách nhanh chóng.

Giấy nhám hạt Zircornia: Cho độ sắc bén cao và sự bền bỉ tương đối tốt, là sự kết hợp giữa 2 loại hạt Aluminium và Silicon, thường sử dụng để mài các sản phẩm từ inox, có giá thành cao hơn các loại khác

Phân loại theo độ cát:

Độ nhám (hay còn gọi là độ hạt nhám) là độ thô mịn của bề mặt giấy nhám

Ký hiệu độ nhám: #, P, A, AA hay còn gọi là Grit

Grit nghĩa là tỷ lệ các hạt cát mài mòn (abrading) trên bề mặt giấy nhám. Giấy nhám thường được xếp loại dựa trên tiêu chuẩn này. Độ grit càng cao thì số lượng hạt cát càng dày, độ ma sát càng cao vì thế bạn nên cận thận khi chọn lựa giấy nhám theo từng giai đoạn.

Khi nói về giấy nhám “grit”; là một tham chiếu đến số lượng của các hạt mài mòn trên mỗi inch của giấy nhám. Số càng nhỏ thì càng thô, số càng to thì càng mịn.

Có các số như sau:

_ Độ nhám thô: P40, P60, P80, P100, P120

_ Độ nhám trung bình: P150, P180, P220, P240, P320, P400, P500, P600, P800

 

_ Độ nhám mịn: P1000, P1200, P1500, P2000, P2500

_ Độ nhám siêu mịn: P3000, P4000, P5000, P6000, P7000, P8000

– Giấy nhám độ hạt P40, P60, P80 phù hợp với việc đánh phá các bề mặt gồ ghề như mối hàn, gỉ sét, bề mặt gỗ cứng, không thích hợp để đánh nhẵn bề mặt trước khi sơn.

– Giấy nhám độ hạt P100, P120, P150, P180. P220 thích hợp chà nhám gỗ để chuẩn bị hoàn thiện, không thích hợp để loại bỏ vecni hoặc sơn từ gỗ, sử dụng để làm sạch vữa và vết bẩn.

– Giấy nhám độ hạt P400, P500, P600 sử dụng cho đánh giai đoạn đầu của công đoạn đánh bóng bề mặt nhưng chưa cần quá mịn.

– Giấy nhám độ hạt P800, P1000, P1200 đước sử dụng để chà nhám vào giai đoạn cuối cùng của việc hoàn thiện, đánh bóng cuối cùng của gỗ.

– Giấy nhám độ hạt P1500, P2000, P2500,… Sử dụng để tăng độ bóng cho giai đoạn hoàn thiện và yêu cầu có bóng hay mịn cao.

– Đối với giấy nhám Nikken WTCC-SDS chúng tôi có đủ các loại độ hạt từ rất thô P40 cho tới độ hạt siêu mịn như P3000. Để sử dụng đạt hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên nhúng chúng vào nước từ 15-30 phút

>>Xem ngay các mẫu giấy nhám mà chúng tôi cung cấp với giá chỉ từ 4.800vnd

Cách sử dụng giấy nhám:

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giấy nhám được sản xuất với những tiêu chuẩn khác nhau để phù hợp với từng mục đích sử dụng của mỗi ngành. Nhiều loại giấy nhám được sản xuất đặc dụng ở trạng thái hoặc khô hoặc ướt, cũng có nhiều loại giấy nhám có thể sử dụng đồng thời cùng khô và ướt, với độ hạt khác nhau, mang lại hiệu quả khác nhau cho sản phẩm.

Đối với giấy nhám khô, bạn sẽ dùng giấy nhám chà trực tiếp nên các bề mặt cần chà nhám. Còn bạn có thể sử dụng kiểu chà nhám ướt bằng cách để mặt cần chà nhám xuống vòi nước đang chảy (nhỏ), rồi chà nhám trực tiếp.

Hoặc là nhúng miếng giấy nhám vào nước rồi vò nát, lấy nước làm ướt phần cần chà, rồi dùng giay nham chà nhẹ bề mặt. Sau đó lấy miếng bông mềm hoặc khăn ẩm lau sạch những hạt mùn đi.

Cách chà ướt thường được sử dụng trong công nghiệp sơn ôtô, giúp đánh bóng bề mặt cần sơn, thường được gọi là mài matit, mài lót sơn, giúp bề mặt sản phẩm được phẳng, lớp sơn không bị rộp, chảy,…

Giấy nhám hiện nay đã trở thành một vật dụng quen thuộc ở nhiều ngành nghề khác nhau. Được sử dụng như một công cụ đa năng để mài mòn các bề mặt thô ráp, rỉ sét hoặc để loại bỏ một lớp vật liệu trên bề mặt.

Cách sử dụng máy nhám

Để sử dụng máy đánh bóng, đầu tiên bạn phải biết làm cách nào để gắn giấy nhám vào máy. Bước thứ nhất, mở móc khóa hai bên bề mặt máy bằng cách kéo xuống là lôi móc khóa ra ngoài.

Sau khi mở khóa ra, bạn sẽ nhìn thấy được bộ phận cố định giấy nhám trong máy. Tiếp theo, cắt ra 4 mảnh giấy nhám có kích thước phù hợp rồi lần lượt gắn từng mảnh vào bề mặt máy và cài lại khóa để giữ chắc giấy nhám.

Cuối cùng, cắm điện và bật công tắc. Máy đánh bóng đã sẵn sàng để bạn sử dụng.

 

>> Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí